Năm 2013, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình,
camera quan sát giá rẻ, chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền thông tin ra ngoài phòng thi. Lãnh đạo một số trường cho rằng, việc này chỉ mang lại tác hại cho thí sinh, làm mất tính nghiêm túc trong phòng thi.
Quay phim chống quay cóp
Xưa nay, nói về thi cử người ta thường nghe đến cụm từ “quay cóp”, tuy nhiên sĩ tử sẽ được biết đến như một nhà… quay phim. Sau sự cố gian lận thi cử tại Hội đồng thi tốt nghiệp tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang), cũng để tạo tính nghiêm túc trong thi cử, Bộ GD-ĐT đã nghiên cứu đến việc cho phép thí sinh sử dụng thiết bị ghi hình trong phòng thi. Tại Hội nghị thi, tuyển sinh 2013 vừa qua, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đã khẳng định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 sẽ cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền thông tin ra ngoài phòng thi.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012. Năm 2013, thí sinh sẽ được phép ghi âm, ghi hình trong phòng thi.
Giải thích lý do cho phép thí sinh mang thiết bị ghi hình vào phòng thi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi là vấn đề của thực tiễn đã phát sinh. Nếu thí sinh không mang thiết bị vào phòng thi liệu có phát hiện ra tiêu cực? Mặc dù có quy định cấm nhưng thí sinh vẫn mang vào, ghi hình, ghi âm và phát tán lên mạng, gây ra hậu quả lớn và việc xử lý thí sinh cũng gặp khó khăn. Nếu không cho nhưng thí sinh vẫn mang vào, quay phim và phát tán thì chúng ta xử lý thế nào? Thay vì ở thế bị động, nên giành thế chủ động và cho phép”.
Mặc dù thả cho thí sinh “tác nghiệp” trong phòng thi, nhưng Bộ cũng siết chuyện tiếp nhận thông tin, bằng chứng về tiêu cực chỉ được phép chuyển cho Ban chỉ đạo thi cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc Thanh tra giáo dục các cấp. “Trường hợp thí sinh cố tình phát tán, gây dư luận xấu thì phải xử lý. Phần lớn thí sinh sẽ không mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Nhưng nếu thí sinh nào phát hiện sự không trung thực và tiêu cực thi cử thì ngành giáo dục phải đón nhận, vì học sinh cũng là một chủ thể trong nhà trường. Khi bị chính thí sinh kiểm soát, chắc chắn lực lượng tham gia kỳ thi cũng sẽ phải thực hiện nghiêm túc quy chế”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết thêm.
Phòng thi không phải siêu thị
Chủ trương trên của Bộ GD-ĐT thu hút được sự quan tâm của xã hội, bởi nếu xét trên lý thuyết thì việc này sẽ làm trong sạch các kỳ thi. Tuy nhiên, lãnh đạo một số trường ĐH, CĐ đã bày tỏ băn khoăn phương án này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nhà trường, nảy sinh nhiều bất cập khi triển khai. GS.TS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng cho biết: “Bộ GD-ĐT nên cân nhắc lại việc cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Điều này có thể gây rối cho việc thi tuyển và lực lượng giám thị, cán bộ không thể kiểm soát được”.
Mặc dù năm nay nhà trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi của thí sinh, song PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - Hiệu trưởng ĐH Nguyễn Trãi (Hà Nội) vẫn phản đối phương án của Bộ GD-ĐT. Ông Nhã cho biết: “Tôi chưa thấy quốc gia nào trên thế giới cho phép thí sinh sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình trong phòng thi cả. Thí sinh có nhiệm vụ đi thi, làm bài thi thật tốt. Cán bộ coi thi còn không được sử dụng điện thoại, huống chi thí sinh lại sử dụng camera tùy tiện, gây lộn xộn trong phòng thi. Phòng thi nghiêm túc, tôn nghiêm chứ không phải như nơi công cộng, trong siêu thị để mà quay phim hay lắp
camera quan sat chat hd”.
Còn theo PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), việc làm của Bộ GD-ĐT chẳng khác nào đẩy trách nhiệm chống tiêu cực cho thí sinh. Ông Cương chia sẻ: “Thiết bị gắn camera rất nhiều, nếu không có chuyên môn thì không thể phân biệt nổi. Theo tôi, thí sinh đi thi là để làm bài thi. Chỉ thí sinh nào xác định mình thi trượt mới mang thiết bị vào phòng thi. Nếu phòng thi mà có 3-4 em quay phim thì loạn mất. Hơn nữa, những thí sinh nghiêm túc sẽ bị ảnh hưởng bởi người khác cứ quay mình, cả giám thị cũng thế. Mà nếu có quay được tiêu cực, lại nộp cho chính ngành giáo dục thì cũng khó đảm bảo tiêu cực sẽ được xử lý triệt để”.
Trên thực tế, những lo lắng của một số trường không phải không có cơ sở. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khẳng định quyết tâm thực hiện trong năm nay nhằm làm trong sạch các kỳ thi. Vấn đề đặt ra ở chỗ, liệu có thí sinh nào dũng cảm quay phim, tố cáo tiêu cực để đón nhận muôn vàn áp lực giống như trường hợp thí sinh của trường Đồi Ngô vừa qua?
Comments[ 0 ]
Post a Comment